BS NGUYỄN THANH TUẤN
Nâng mũi với sụn tự thân
Bạn đang sở hữu một chiếc mũi thấp, hơi to hoặc bè, bạn đang có ý định thực hiện phẫu thuật nâng mũi nhưng không biết nên thực hiện nâng mũi với hình dáng như thế nào, chất liệu gì để mang lại kết quả tốt nhất.
Phương pháp nâng mũi với sụn tự thân sẽ giúp bạn sở hữu sống mũi cao thẳng từ trán đến mũi, đầu mũi tạo thành hình chữ A, lỗ mũi hình hạt chanh, sờ vào mũi cảm thấy mềm, tự nhiên nhờ sụn tự thân.
Nâng mũi với sụn tự thân là gì?
Nâng mũi bằng sụn theo cách thông thường là phương pháp đặt mảnh sụn nhân tạo silicon vào mũi với mục đích nâng mũi cao lên. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phải loại sụn không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm định về chất lượng, quá cứng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây dị ứng, xuất hiện hiện tượng căng cứng, gây bóng đỏ đầu mũi, sống mũi bị lệch vẹo, dẫn đến chiếc mũi nâng không được tự nhiên, trông thô cứng và không được mềm mại.
Nâng mũi với sụn tự thân là phương pháp thay thế có thể giải quyết được những đặc điểm mà sụn nhân tạo chưa làm được. Phương pháp này sử dụng chính sụn trên cơ thể để tạo dáng mũi và kéo dài đầu mũi vĩnh viễn. Sụn tự thân là một cụm từ nói chung về nhiều loại sụn có thể ứng dụng trong nâng mũi được lây trên cơ thể: sụn sườn (thường lấy ở sườn số 6 hoặc 7, dùng dựng trụ mũi hay kéo dài đầu mũi, sụn vách ngăn (sụn mềm tạo đầu mũi đẹp, sống mũi thẳng), sụn vành tai (loại sụn được sử dụng nhiều nhất và cho chất liệu tốt nhất).
Phân loại nâng mũi với sụn tự thân
Có hai loại chính trong phương pháp nâng mũi với sụn tự thân:
- Kết hợp giữa sụn nhân tạo và sụn tự thân: Dùng sụn nhân tạo là loại sụn định hình sinh học đặt vào 2/3 thân mũi và 1/3 phần đầu mũi còn lại được ghép sụn tự thân. Sụn tự thân được dùng với mục đích bảo vệ bao bọc vùng đầu mũi như một tấm đệm nhẹ nhàng nâng đỡ, cách ly giữa sụn nhân tạo và da mũi. Phương pháp này áp dụng với những người có da mũi đủ dày.
- Dùng sụn tự thân hoàn toàn: Trường hợp da mũi quá mỏng phương pháp trên không an toàn, do đó sụn tự thân được sử dụng cho toàn bộ mũi thay cho cả sụn nhân tạo.
Quyết định việc nâng mũi theo phương pháp nào phải được sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ để lựa chọn cho bạn một phương pháp nâng mũi an toàn, thẩm mỹ.
Tại sao nên lựa chọn nâng mũi với sụn tự thân
Dáng mũi thanh tú, mềm mại, đẹp tự nhiên
Mũi sau khi nâng có độ thanh mảnh ở thân mũi, nét mềm mại, tự nhiên ở đầu mũi, giúp tôn lên vẻ đẹp của khuôn mặt. Xương mũi to bè được xử lý thon gọn, không còn hình vòng cung, không bị phồng cong, hạn chế cắt cánh mũi.
Giải pháp bảo vệ đầu mũi an toàn, vĩnh viễn
Sụn tự thân có độ tương thích tốt nhất với cơ thể, không gây dị ứng, phản ứng phụ ngoài mong muốn. Sụn nhân tạo là loại sụn sinh học định hình rất an toàn với cơ thể. Sụn tự thân được bọc nơi đầu mũi tạo thành một lớp đệm nâng đỡ sụn sống mũi, bảo vệ đầu mũi vĩnh viễn, không bị bóng đỏ, đau nhức, khó chịu. Sụn tự thân không bị hao mòn theo thời gian, sau khi ổn định tạo thành khối thống nhất với sụn mũi, không bị di lệch khi va chạm.
Nâng mũi an toàn, không để lại sẹo, không cần nghỉ dưỡng
Kỹ thuật nâng mũi đơn giản, thực hiện nhanh chóng, chính xác, không cắt rạch nhiều. Đường mổ nhỏ nằm trong hai bên lỗ mũi và ở giữa chân mũi, hạn chế tối đa xâm lấn, tổn thương. Nhờ đó nâng mũi an toàn, mũi sau nâng phục hồi nhanh, không cần nghỉ dưỡng. Sau khi phẫu thuật xong bạn chỉ có 1 đường chỉ may ở phần chân mũi và 2 bên trong lỗ mũi. Vết mổ này sau khi lành thường không để lại sẹo
Kết quả nâng mũi ổn định lâu dài
Với chất liệu nâng an toàn, cùng kỹ thuật nâng mũi hiện đại, đảm bảo độ chính xác cao, nâng mũi với sụn tự thân giúp bạn có được chiếc mũi đẹp dài lâu.
Quy trình phẫu thuật nâng mũi với sụn tự thân
Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ tiến hành thăm khám cẩn thận dáng mũi hiện tại, xác định tình trạng mũi, từ đó có kế hoạch nâng mũi phù hợp.
Sát khuẩn, gây tê cục bộ
Sau khi sát khuẩn, bác sĩ gây tê cục bộ vùng mũi và vùng lấy sụn (tai hoặc vách ngăn) giúp bạn cảm thấy thoải mái, không đau và không có bất kỳ cảm giác khó chịu nào trong suốt quá trình lấy sụn cũng như nâng mũi.
Lấy sụn tự thân
Bác sĩ tiến hành lấy sụn để bọc sụn đầu mũi, dùng sụn vách ngăn để dựng chân mũi. Sau khi lấy sụn xong bác sĩ đóng kín vết mổ lại bằng chỉ khâu thẩm mỹ và đính phần sụn vừa lấy vào sụn mũi.
Tiến hành nâng mũi
Bác sĩ nhẹ nhàng bóc tách khoang mũi, đưa chất liệu vào để nâng cao sống mũi cũng như bọc phần đầu mũi, điều chỉnh để sống mũi cân đối, phù hợp với dáng mũi hiện tại. Sau đó bác sĩ đặt hai miếng mesh vào hai bên lỗ mũi nhằm đảm bảo tốt cho vết thương ở mũi và định hình lỗ mũi, tạo dáng lỗ mũi hình hạt chanh. Kết thúc quá trình phẫu thuật bác sĩ đóng kín vết mổ bằng chỉ khâu thẩm mỹ